Nên Tiêm Vắc Xin Uốn Ván bao lâu sau khi bị thương? Sysmed Phù Đổng
TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG VẮC XIN CHẤT LƯỢNG CAO SYSMED PHÙ ĐỔNG
Địa chỉ: 02A Phù Đổng - Tp. Pleiku - Tỉnh Gia Lai | Hotline ☎ 0978111179
0329340511
NHẬN TƯ VẤN NGAY
Uốn ván là bệnh nguy hiểm, khi đã xuất hiện triệu chứng thì cơ hội sống sót là rất thấp. Do đó, mọi người cần tiêm phòng càng sớm càng tốt, thời gian tốt nhất là trong vòng 24 giờ để phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính do trực khuẩn Clostridium Tetan. Độc tố của trực khuẩn uốn ván mạnh, gây bệnh nhanh, nếu người bệnh mắc phải mà không can thiệp kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao.
1. Vết thương như thế nào thì cần tiêm phòng uốn ván?
- Tất cả các vết thương hở, trầy xước, rách da đều tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập.
- Các loại vết thương có nguy cơ nhiễm uốn ván cao cần được tiêm phòng khẩn cấp bao gồm vết thương nặng do tai nạn giao thông nghiêm trọng, vết thương gây ra do các vật sắc nhọn như đinh gỉ, cành cây, v.v.
- Ngoài ra, các loại vết thương có nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn như vết bỏng, trầy xước nhẹ, các loại vết thương hở không sâu và không bị nhiễm bẩn cũng cần được sơ cứu kịp thời và đúng cách để phòng ngừa nguy cơ uốn ván.
Tốt nhất để đảm bảo an toàn, người bị những vết thương này cần tiêm phòng, vì khi bệnh khởi phát thì gần như các biện pháp điều trị đều là quá muộn, đa số các trường hợp bệnh tử vong.
2. Nên tiêm uốn ván bao lâu sau khi bị thương?
- Thời gian ủ bệnh uốn ván kéo dài từ 3 đến 21 ngày, trung bình là từ 7 - 8 ngày.
- Trước tiên, sau khi bị thương, người bệnh cần bình tĩnh xử lý vết thương đúng cách để làm chậm quá trình xâm nhập của vi khuẩn.
- Sau đó, đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng uốn ván.
Thời gian tốt nhất để tiêm phòng có hiệu quả là trong vòng 24 giờ sau khi bị thương.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là sau 24 giờ bạn không thể tiêm vắc - xin nữa.
Vắc - xin vẫn có thể tiêm sau 24 giờ, chỉ là tiêm càng muộn thì tác dụng bảo vệ càng ít đi.
3. Tiêm phòng uốn ván chủ động cho người khỏe mạnh
- Uốn ván là căn bệnh gây ra nhiều cái chết thương tâm cho nhiều người khỏe mạnh, đặc biệt là đối tượng nam giới, trụ cột gia đình mà chủ yếu là do tai nạn lao động.
- Bệnh có thể hoàn toàn được phòng ngừa một cách chủ động bằng việc tiêm phòng.
- Đối với trẻ nhỏ, mũi đầu tiên được tiêm vào thời điểm sau sinh và sau 5 - 10 năm thì nhắc lại 1 lần.
- Đối với người lớn, vắc - xin nên được tiêm nhắc lại cho những người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao gặp tai nạn lao động
- Phụ nữ trước và trong thời kỳ mang thai:
Với người chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin hoặc không rõ tiền sử tiêm:
Tiêm vắc xin theo lộ trình
- Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.
- Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 tháng.
- Lần 3: Tiêm sau lần 2 ít nhất 6 tháng hoặc vào kỳ thai sau.
- Lần 4: Tiêm sau lần 3 ít nhất 1 năm hoặc vào kỳ thai sau.
- Lần 5: Tiêm sau lần 4 ít nhất 1 năm hoặc vào kỳ thai sau.
Với người đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản
Tiêm vắc xin theo lộ trình:
- Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.
- Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 tháng.
- Lần 3: Tiêm sau lần 2 ít nhất 1 năm.
Với người đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản và đã tiêm 1 liều nhắc lại
Tiêm vắc xin theo lộ trình:
- Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.
- Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 năm.
Riêng với phụ nữ mang thai lần đầu, chưa từng tiêm phòng uốn ván hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin, sẽ tiêm 2 mũi vào các thời gian sau:
- Mũi tiêm 1: Tiêm khi thai kỳ trên 20 tuần trở lên.
- Mũi tiêm 2: Tiêm sau mũi 1 ít nhất 30 ngày, trước khi sinh ít nhất 30 ngày.
Phụ nữ mang thai từ lần 2 vẫn cần tiêm vắc xin uốn ván nhắc lại. Với phụ nữ đã tiêm phòng đủ 5 mũi uốn ván, mang thai lần 2 với mũi tiêm cuối trước 10 năm thì không cần phải tiêm phòng uốn ván lại. Nếu thời gian tiêm phòng sau 10 năm thì cần tiêm nhắc lại 2 mũi. Nếu thai kỳ trước, mẹ đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin uốn ván cách không quá 10 năm thì nên tiêm 1 mũi vắc xin từ tuần thai 20 trở đi.
Mọi người nên nhớ rằng vắc - xin phòng ngừa uốn ván không tạo miễn dịch suốt đời. Như vậy, dù mẹ bầu đã được tiêm phòng uốn ván đầy đủ trước đó hoặc những lần sinh trước thì vẫn cần thiết tiêm mũi nhắc lại. Đây là điều mà mẹ mang thai lần 2, 3 cần lưu ý. Chủ động tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước các chấn thương không thể lường trước.
4. Sơ cứu vết thương - Cách hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn uốn ván
- Khi có vết thương hở, bạn cần rửa sạch vết thương dưới vòi nước sạch. - Loại bỏ tất cả các chất bẩn, dị vật bám lên vết thương (có thể sử dụng oxy già).
- Rửa sạch lại vết thương bằng xà phòng.
- Băng bó và đến cơ sở gần nhất để tiêm phòng uốn ván.
- Việc sơ cứu đúng cách có thể làm chậm sử phát triển của vi khuẩn 4 giờ.
Hệ Thống Y Tế GEM
🔹 Web:benhvienmatgialaikontum.com
🔹 Email: Hethongyte.gem@gmail.com
☎ Hotline 0978111179
🏥 BỆNH VIỆN MẮT QUỐC TẾ SÀI GÒN - GIA LAI
Địa chỉ: 126 Wừu - Phường IaKring - TP.Pleiku - Gia Lai
Tổng đài: 0269 365 6666
Hotline: 0977 789 625
🏥 BỆNH VIỆN MẮT KON TUM
Địa chỉ: 33 Triệu Việt Vương - P. Thống Nhất - Tp. Kon Tum - Tỉnh Kon Tum
🏥 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SYSMED PHÙ ĐỔNG
🏥 TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG VAC XIN CHẤT LƯỢNG CAO SYSMED PHÙ ĐỔNG
Địa chỉ: 02A Phù Đổng - Tp. Pleiku - Tỉnh Gia Lai
Tổng đài: 0269 3830379
📞 0978111179 | 032 9340 511 | 088 8572 339
⏰ Giờ làm việc: 7h 30’ - 19h (Từ thứ 2 - Chủ Nhật)
Có thể bạn quan tâm
Tiêm ngay combo vắc xin Phế cầu 13, Cúm, Ho gà - Bạch hầu Uốn Ván phòng Bệnh Hô Hấp
Bệnh viện đang quá tải, số ca nhiễm hô hấp liên tục tăng vọt trên cả nước khi thời tiết chuyển biến phức tạp, mưa nắng thất thường, dịch chồng dịch.Trẻ em, người lớn nhập viện vì BỆNH HÔ HẤP tiếp tục tăng cao. Người dân nên tiêm ngay combo vắc xin PHẾ CẦU 13, CÚM, HO GÀ - BẠCH HẦU UỐN VÁN phòng Bệnh Hô Hấp.